CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Tiếng Anh

  • Duyệt theo:
11 Đối chiếu đặc điểm ngữ dụng của một số dãy danh từ đồng nghĩa giữa tiếng Anh và tiếng Việt / Trần Thị Lệ Dung // .- 2023 .- Số 343 - Tháng 8 .- Tr. 76-82 .- 420

Tập hợp một số dãy đồng nghĩa có từ trung tâm mang ý nghĩa tương đương nhau trong hai ngôn ngữ Anh và Việt thuộc những từ loại khác nhau từ các cuốn từ điển từ đồng nghĩa, sổ tay dùng từ, các từ điển giải thích và từ điển đối chiếu song ngữ Anh – Việt. Trên cơ sở đó tiến hành miêu tả đặc điểm ngôn ngữ của một số dãy đồng nghĩa danh từ đã được thu thập mang tính đại diện.

12 Đặc điểm ngữ nghĩa của từ ngữ lóng trong tiếng Anh / Doãn Thị Lan Anh // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2023 .- Số 4(338) .- Tr. 53-60 .- 420

Tìm hiểu đặc điểm ngữ nghĩa của từ ngữ lóng tiếng Anh ở các mặt như: như tạo từ mới mang nghĩa lóng, phát triển nghĩa lóng từ các từ ngữ đã có, các hiện tượng đồng nghĩa, đồng âm của từ ngữ lóng.

13 Một số thành ngữ tiếng Anh thông dụng trong kinh doanh và cách dịch sang tiếng Việt / Phạm Thị Tuấn // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2023 .- Số 3(337) .- Tr. 71-81 .- 420

Trình bày một số thành ngữ tiếng Anh thông dụng trong giao tiếp kinh doanh, cũng như cách dịch chúng sanh tiếng Việt, sử dụng phương pháp dịch giao tiếp.

14 Nghĩa biểu trung về thành tố chỉ đôi mắt trong thành ngữ tiếng Việt (so sánh với tiếng Anh và tiếng Nga) / Huỳnh Công Minh Hùng // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2023 .- Số 4(338) .- Tr. 10-17 .- 420

Tìm hiểu nghĩa biểu trưng của các thành tố chỉ mắt trong thành ngữ tiếng Việt, so sánh với tiếng Anh và tiếng Nga. Bài viết phân tích các nghĩa biểu trưng về đôi mắt trong thành ngữ Việt và tìm các điểm tương đồng và khác biệt.

15 Nhận thức của sinh viên Đại học và giảng viên về những khó khăn khi viết tóm tắt / Nguyễn Ngọc Mai // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2023 .- Số 4(338) .- Tr. 70-77 .- 420

Khảo sát nhận thức của sinh viên về những khó khăn mà học gặp phải khi thực hiện nhiệm vụ viết tóm tắt bài báo trong môn học “tiếng Anh đương đại 1” và nhận thức của giảng viên phụ trách môn học về những ràng buộc có liên quan chặt chẽ tới những khó khăn khi thực hiện bài tập này.

16 Sử dụng sơ đồ tư duy trong hoạt động nói tiếng Anh theo chủ đề của sinh viên không chuyên ngữ / Lê Thị Ngọc Hà, Vũ Thị Mẫu // Ngôn ngữ .- 2023 .- Số 4(390) .- Tr. 57-67 .- 420

Nghiên cứu và đề xuất áp dụng sơ đồ tư duy vào dạy kỹ năng nói tiếng Anh theo chủ đề của sinh viên không chuyên ngữ nhằm cải thiện kĩ năng này cho các em, góp phần nâng cao chất lượng môn học.

17 Vận dụng trò chơi ngôn ngữ để khuyến khích sinh viên tham gia các hoạt động nói tiếng Anh trên lớp / Phương Thị Duyên, Nghiêm Thị Thu Hà, Phạm Thị Bích Hảo, Hoàng Thị Quỳnh Ngân // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2023 .- Số 3(337) .- Tr. 65-70 .- 420

Nghiên cứu việc xem xét áp dụng trò chơi ngôn ngữ trong các hoạt động nói tiếng Anh tại trường Đại học Công nghiệp Hà Nội, trả lời cho 2 câu hỏi: 1. Trò chơi ngôn ngữ ảnh hưởng đến hoạt động nói của sinh viên Công nghệ thông tin như thế nào?. 2. Quan điểm của sinh viên đối với trò chơi ngôn ngữ được sử dụng trong các lớp học nói tiếng Anh là gì?.

18 Vài nét về thành ngữ chứa từ chỉ thời tiết trong tiếng Việt và tiếng Anh / Nguyễn Mai Hoa // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2023 .- Số 5A(339) .- Tr. 128-135 .- 420

Tìm hiểu về cấu trúc và ngữ nghĩa của một số thành ngữ tiếng Anh và tiếng Việt có chứa từ chỉ thời tiết. Qua đó tìm hiểu thêm về sự giống nhau và khác nhau trong văn hóa hai nước để giúp người học hiểu và vận dụng đúng đắn các thành ngữ đó.

19 Quan điểm của giáo viên và sinh viên về việc sửa lỗi và tần suất sửa lỗi trong lớp học kĩ năng nói tiếng Anh / Lê Mai Vân, Hoàng Thị Hương Giang // Ngôn ngữ .- 2023 .- Số 2(388) .- Tr. 68-80 .- 420

Nghiên cứu tập trung vào nhận thức của giáo viên về sửa lỗi nói và cách họ sửa lỗi, hoặc quan điểm của người học về vấn đề này. Tìm hiểu quan điểm của cả giáo viên và sinh viên về việc mắc lỗi, sửa lỗi và tần suất sửa lỗi trong lớp học kỹ năng nói tiếng Anh ở bậc đại học.

20 Văn hóa đích trong dạy và học tiếng Anh như Ngôn ngữ toàn cầu / Nguyễn Thị Ngọc Mai, Mai Văn Cẩn // Ngôn ngữ .- 2023 .- Số 3(389) .- Tr. 21-29 .- 420

Thảo luận về “văn hóa đích” trong việc thụ đắc tiếng Anh toàn cầu, đồng thời đề xuất định hướng dạy và học tiếng Anh toàn cầu. Bài viết bàn về triết lý thụ đắc văn hóa trong việc sử dụng tiếng Anh ngày nay bằng cách hướng đến một phiên bản văn hóa tiếng Anh như là một công cụ “giao tiếp liên văn hóa”, giao tiếp đa văn hóa, và cũng là “giao tiếp phi văn hóa”.