CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Luật

  • Duyệt theo:
821 Đề xuất các trường hợp thu hồi đất vì mục đích phát triển kinh tế; bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trong Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) / Phan Trung Hiền // Tài nguyên & Môi trường .- 2022 .- Số 20 (394) .- Tr. 11-14 .- 340

Xác định bản chất, tiêu chí của các trường hợp thu hồi đất vì mục đích phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng; Xác định thiệt hại và bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất; Vấn đề xác định những trường hợp nào áp dụng hỗ trợ và tái định cư.

822 Phát triển thị trường quyền sử dụng đất ở nước ta / Doãn Hồng Nhung // Tài nguyên & Môi trường .- 2022 .- Số 21 (395) .- Tr. 16-18 .- 340

Trình bày các vấn đề về: Quản lý và khai thác sử dụng hệ thống thông tin; xây dựng hành lang pháp lý để phát triển thị trường quyền sử dụng đất lành mạnh, bền vững; phát triển lành mạnh và minh bạch thị trường quyền sử dụng đất.

823 Xây dựng và hoàn thiện thể chế phát triển bền vững ở Việt Nam / Nguyễn Hữu Đổng // Luật sư Việt Nam .- 2022 .- Số 11 .- Tr. 4 - 8 .- 340

Thể chế phát triển bền vững là khái niệm được nêu ra tại Đại hội Đảng lần thứ XIII. Trong những năm đổi mới gần đây, khái niệm này được nhiều người quan tâm nghiên cứu về các mặt thể chế, phát triển, phát triển bền vững. Tuy nhiên, khi lý giải, người nghiên cứu chỉ tập trung đi sâu vào tính chất hình thức bên ngoài, bản chất nội dung bên trong, chứ không phân tích cụ thể thực chất nguyên lý toàn diện ở giữa; đồng thời không chỉ ra mối liên hệ theo quy luật, hiện thực phát triển khách quan giữa các mặt này với nhau. Tức là, thể chế, phát triển, thể chế phát triển bền vững chưa được làm sáng tỏ về thực chất. Bằng tư duy sáng tạo khoa học, tác giả bài viết phân tích, làm rõ thực chất, hạn chế nhận thức, đồng thời kiến nghị giải pháp xây dựng và hoàn thiện thể chế phát triển bền vững trên nền tảng tư tưởng đúng đắn của Hồ Chí Minh.

824 Thực trạng xây dựng nền tư pháp Việt Nam và những vấn đề đặt ra / Trương Thị Hồng Hà // Luật sư Việt Nam .- 2022 .- Số 9 .- Tr.4-9 .- 340

Sau 15 năm thực hiện Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa IX) về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nền tư pháp Việt Nam phát triển không ngừng, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Uy tín, vị thế của cơ quan tư pháp và các chức danh tư pháp ngày càng được nâng cao; nền tư pháp được xây dựng ngày càng công khai, minh bạch, chịu sự giám sát của nhân dân. Tuy nhiên, hoạt động tư pháp và cải cách tư pháp có mặt còn chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu phát triển của đất nước. Chính vì vậy, cần đánh giá đúng thực trạng, xác định nguyên nhân và vấn đề đặt ra để từ đó có giải pháp tiếp tục xây dựng nền tư pháp Việt Nam theo đúng mục tiêu Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XIII đã đề ra.

825 Giải quyết xung đột lợi ích trong hành nghề luật sư / Nguyễn Hải Nam // Luật sư Việt Nam .- 2022 .- Số 9 .- Tr.10-14 .- 340

Giải quyết xung đột lợi ích là một yêu cầu cơ bản trong hành nghề Luật sư. Đây là nghĩa vụ luật định, đồng thời là nghĩa vụ đạo đức nghề nghiệp của Luật sư. Giải quyết xung đột lợi ích đã được quy định trong Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp của Luật sư Việt Nam được ban hành từ năm 2011 (Quy tắc 2011). Trước đó, (Quy tắc mẫu) do Bộ Tư Pháp ban hành năm 2022 cũng đã quy định về hành vi ứng xử của luật sư khi "có mâu thuẫn về quyền lợi" giữa các khách hàng của luật sư, giữa khách hàng của luật sư hoặc với người thân thích của luật sư. Bài viết đi sâu phân tích về khái niệm này.

826 Pháp nhân và sự lạm dụng tư cách pháp nhân trong hoạt động thương mại / Nguyễn Văn Lâm // Luật sư Việt Nam .- 2022 .- Số 9 .- Tr.21-24 .- 346.5970702632

Pháp nhân là chủ thể độc lập, có tài sản riêng và có các quyền, gánh vác nghĩa vụ khi tham gia quan hệ pháp luật. Pháp nhân ra đời nhằm đáp ứng điều kiện của đời sống xã hội và hoạt động lập pháp. Tuy nhiên, ngày càng phổ biến trong thực tế việc lợi dụng tư cách pháp nhân để lừa đảo, thực hiện các hành vi không phục vụ lợi ích của pháp nhân hoặc vi phạm pháp luật gây tổn hại đến các chủ thể khác. Bài viết này sẽ phân tích những đặc tính pháp lý cơ bản của pháp nhân và sự lạm dụng tư cách pháp nhân trong thực tiễn hoạt động thương mại.

827 Hoàn thiện quy định của pháp luật về thẩm quyền xử lý kỷ luật cán bộ, công chức / Cao Vũ Minh, Vũ Văn Huân // Nghiên cứu Lập pháp .- 2022 .- Số 19 (467) .- Tr. 42 - 49 .- 340

Thẩm quyền xử lý kỷ luật cán bộ, công chức là một trong những nội dung quan trọng của pháp luật công vụ. Trong phạm vi bài viết, tác giả tập trung phân tích những hạn chế, bất cập trong các quy định của pháp luật hiện hành về thẩm quyền xử lý kỷ luật cán bộ, công chức và đề xuất hướng hoàn thiện.

828 Hoàn thiện quy định của pháp luật về giao kết hợp đồng lao động thông qua phương tiện điện tử / Nguyễn Thị Tố Như // Nghiên cứu Lập pháp .- 2022 .- Số 19 (467) .- Tr. 50 - 55 .- 340

Giao kết hợp đồng lao động thông qua phương tuện điện tử là hình thức giao kết không mới, nhưng lần đầu được luật hóa. Bộ luật Lao động năm 2019 và Luật Giao dịch điện tử năm 2005 đã tạo lập các cơ sở pháp lý cơ bản nhằm bảo đảm cho người lao động và người sử dụng lao động có đầy đủ quyền và nghĩa vụ từ hợp đồng lao động điện tử giống như hợp đồng lao động truyền thống. Tuy nhiên, để hiện thực hóa việc triển khai hình thức giao kết này, các quy định của pháp luật liên quan cần phải được hoàn thiện nhằm tạo cơ sở pháp lý đầy đủ và phù hợp với thực tế.

829 Phòng, chống tác động tiêu cực của nhóm lợi ích trong xây dựng chính sách, pháp luật ở một số nước và giá trị tham khảo cho Việt Nam / Vũ Công Giao, Lê Linh Nhâm, Vũ Minh Châu // Nghiên cứu Lập pháp .- 2022 .- Số 19 (467) .- Tr. 56 - 64 .- 340

Bài viết phân tích quan điểm của một số chuyên gia, tổ chức quốc tế và nhóm lợi ích, cũng như những biện pháp phòng ngừa khả năng các nhóm lợi ích tác động tiêu cực đến quá trình xây dựng chính sách, pháp luật ở một số quốc gia, so sánh và nêu ra những gợi ý cho việc hoàn thiện pháp luật để phòng, chống tác động tiêu cực của các nhóm lợi íchđến việc xây dựng chính sách pháp luật ở Việt Nam hiện nay.

830 Quyền sở hữu trí tuệ trong phát triển thương hiệu quốc gia tại Hàn Quốc từ đầu thế kỷ XXI đến nay / Hoàng Minh Lợi // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2022 .- Số 10(260) .- Tr. 61-60 .- 340

Bài viết đề cập quyền sở hữu trí tuệ trong phạm vi liên quan tới những lĩnh vực nổi trội của phát triển thương hiệu quốc gia, đó là các lĩnh vực khoa học - công nghệ và văn hóa quốc gia. Trên cơ sở đó, quyền sở hữu trí tuệ được mở rộng hơn khi liên quan trực tiếp tới công nghiệp văn hóa và quyền lực mềm của Hàn Quốc từ đầu thế kỷ XXI đến nay.