CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

  • Duyệt theo:
17011 Đề xuất chính sách phát triển mô hình elearning ở Việt Nam / Bùi Thị Tuyết Ngân, Trần Mai Đông // .- 2020 .- Số 729 .- Tr. 151 - 154 .- 658

Bài viết đề xuất chính sách phát triển mô hình elearning cho bậc đào tạo đại học và thảo luận quá trình thực hiện chính sách này nhằm đảm bảo chất lượng và tính nhất quán cho các khoá học elearning.

17012 Phát triển nguồn nhân lực Việt Nam trong thời ký cách mạng công nghiệp 4.0 / Nguyễn Thị Thảo, Trần Thanh Hải // Tài chính - Kỳ 2 .- 2020 .- Số 729 .- Tr. 155 - 157 .- 658

Bài viết đánh giá thực trạng đào tạo nguồn nhân lực Việt Nam và đưa ra một số khuyến nghị góp phần nâng cao hiệu quả đào tạo nguồn nhân lực Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0.

17013 Phân tích khả năng cạnh tranh của các trường ngoài công lập tỉnh Bắc Ninh / Chu Thị Kim Ngân // Tài chính - Kỳ 2 .- 2020 .- Số 729 .- Tr. 164 - 166 .- 658

Bài viết phân tích khả năng cạnh tranh của các trường ngoài công lập tại tỉnh Bắc Ninh về cả số lượng và chất lượng, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho các trường ngoài công lập trên địa bàn tỉnh.

17014 Huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực tài chính cho phát triển giáo dục nghề nghiệp ở Việt Nam / Hoàng Hùng Mạnh // Tài chính - Kỳ 2 .- 2020 .- Số 729 .- Tr. 189 - 190 .- 658

Bài viết trao đổi về thực trạng nguồn lực tài chính cho giáo dục nghề nghiệp tại Việt Nam hiện nay và đề xuất những giải pháp nhằm huy động và sử dụng hiệu quả nguồn lực tài chính cho hoạt động này.

17015 Hoàn thiện quy định pháp luật về tài sản công đưa ra đấu giá và tổ chức đấu giá tài sản công ở Việt Nam / Nguyễn Thị Thu Hồng // Nghề luật .- 2020 .- Số 9 .- Tr.7 – 13 .- 340

Đấu giá tài sản công là hình thức bán tài sản công khai, minh bạch nhằm khai thác hiệu quả các tài sản công, đem lại nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Bên cạnh những kết quả đã đạt được, hoạt động đấu giá tài sản công ở nước ta thời gian qua vẫn còn nhiều sai phạm, gây thất thoát tài sản công. Bài viết đề xuất những kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật về tài sản công đưa ra đấu giá và tổ chức đấu giá tài sản ở Việt Nam.

17016 Vấn đề thực thi các cam kết về lao động của Việt Nam trong các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới / Tống Văn Băng // Nghề luật .- 2020 .- Số 9 .- Tr.18 – 22 .- 340

Bài viết tập trung nghiên cứu các cam kết về lao động trong các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới bao gồm Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CTPPP), Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) và đề xuất một số giải pháp nhằm giúp Việt Nam thực thi có hiệu quả các cam kết này.

17017 Nâng cao hoạt động kiểm soát cạnh tranh không lành mạnh của uỷ ban cạnh tranh ở Việt Nam hiện nay / Nguyễn Thuỳ Dung // Nghề luật .- 2020 .- Số 9 .- Tr.30 – 35 .- 340

Luật cạnh tranh năm 2018 (có hiệu lực từ ngày 01/07/2019) đã thể hiện rõ nét sự phát triển về mặt tư duy của các nhà lập pháp trong việc kết hợp giữa tư duy pháp lý và tư duy kinh tế, khắc phục được những nhược điểm của Luật cạnh tranh năm 2004 và tiệm cận được với hệ thống pháp luật cạnh tranh của các nước phát triển trên thế giới. Đặc biệt luật đã quy định cụ thể, chi tiết về thẩm quyền kiểm soát hành vi cạnh tranh không lành mạnh của Uỷ ban Cạnh tranh quốc gia ở các khía cạnh phát hiện, xử lý và áp dụng chế tài đối với các hành vi vi phạm. Tuy nhiên, về mặt lý luận và thực tiễn thẩm quyền kiểm soát hoạt động cạnh tranh không lành mạnh của Uỷ ban Cạnh tranh còn tồn tại nhiều hạn chế, bất cập.

17018 Kinh nghiệm huy động nguồn lực tài chính thông qua chứng khoán hoá các tài sản bất động sản/ Nguyễn Thị Hương / Nguyễn Thị Hương // Tài chính - Kỳ 1 .- 2019 .- Số 708 .- Tr.36 – 39 .- 332

Chứng khoán hoá các tài sản nợ bất động sản giúp lưu thông dòng vốn trong nền kinh tế, tạo điều kiện phát triển hoàn thiện các loại thị trường có liên quan và sử dụng hiệu quả các nguồn lực phục vụ mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Hoạt động này được áp dụng hiệu quả tại nhiều nước khi thực hiện chứng khoán hoá các tài sản bất động sản, nhờ đó giúp các doanh nghiệp và Chính phủ vượt qua khủng hoảng cũng như đạt được những thành tựu kinh tế. Bài viết nghiên cứu bản chất của chững khoán hoá tại một số nước, từ đó rút ra kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc huy động nguồn lực tài chính thông qua chứng khoán hoá các tài sản bất động sản.

17019 Cơ hội và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam khi tham gia EVFTA / Phan Thị Hà My // Tài chính - Kỳ 1 .- 2019 .- Số 708 .- Tr.48 – 50 .- 330

Hiệp định thương mại tự do Châu Âu - Việt Nam (EVFTA) chính thức được ký kết ngày 30/6/2019. Đây là sự kiện quan trọng và ý nghĩa, không chỉ đáp ứng lợi ích của hai bên mà còn tạo ra những động lực mới, nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam, giúp Việt Nam tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu và tăng cường hội nhập kinh tế ... Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội thì cũng có rất nhiều khó khăn, thách thức đặt ra đối với Việt Nam khi thực thi EVFTA. Bài viết đánh giá tác động của EVFTA đến một số ngành nghề, hàng hóa của Việt Nam trong bối cảnh thực thi Hiệp định này.

17020 Thực thi EVFTA: Những qui định Việt Nam cần quan tâm / Nguyễn Thị Thanh Tâm // Tài chính - Kỳ 1 .- 2019 .- Số 708 .- Tr.51 – 53 .- 330

Hiệp định thương mại tự do Châu Âu - Việt Nam (EVFTA) ký kết ngày 30/6/2019 tại Hà Nội được đánh giá là cú hích lớn đối với nền kinh tế Việt Nam, trong đó có xuất khẩu hàng hoá. Đặc biệt, Hiệp định còn mở ra cơ hội phát triển kinh tế, góp phần tăng trưởng thương mại của 28 nước thành viên trong Liên minh Châu Âu (EU). Việt Nam cần phải làm gì trong bối cảnh thực thi Hiệp định này là vấn đề được phân tích trong bài viết.