Kết quả tìm kiếm
Có 74048 kết quả được tìm thấy
46351Ninh Thuận nâng cao vai trò đồng bào dân tộc thiểu số trong du lịch

Ngày nay, việc khai thác phát triển du lịch dựa trên cơ sở bảo tồn, phát huy những giá trị độc đáo của văn hoá đồng bào dân tộc thiểu số được coi là hướng đi quan trọng, mở ra nhiều triển vọng cho các tỉnh, trong đó có Ninh Thuận. Tuy nhiên, việc khai thác du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp gắn với dân tộc thiểu số ở Ninh Thuận còn chưa hiệu quả so với tiềm năng. Vì vậy, cần có những nghiên cứu sâu về vai trò, thế mạnh của cộng đồng dân tộc thiểu số trong phát triển du lịch cũng như những định hướng, giải pháp phù hợp nhằm phát triển du lịch bền vững tại địa phương.

46352NLP tự "lập trình" cho tư duy của bạn

Trình bày khái niệm NLP là gì? Cách thay đổi nhận thức; Tìm kiếm động lực; Khám phá sức mạnh bản thân; Hoàn thành mục tiêu; Tạo dựng các mối quan hệ hòa hợp và bền chặt; Các chiến lược thuyết phục hiệu quả; Vượt qua sự sợ hãi và nổi ám ảnh; Tạo dựng sự tự tin; Tự lượng giá bản thân và tạo dựng sự tự trọng; Duy trì thái độ lạc quan; Vươn tới đỉnh cao.

46353Nợ công của Hy Lạp và bài học cho Việt Nam

Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, vì vậy, việc huy động các nguồn vốn trong và ngoài nước để phát triển đất nước là rất quan trọng. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, cuộc khủng hoảng nợ công Châu Âu, mà tâm điểm là tại Hy Lạp, đã đặt ra nhiều vấn đề cần phải cân nhắc, giải quyết khi tiếp cận và sử dụng nguồn vốn này. Bài viết này phân tích nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng nợ công tại Hy Lạp, từ đó đưa ra những bài học cần thiết cho Việt Nam trong việc sử dụng nguồn nợ công một cách hiệu quả.

46354Nợ công của Trung Quốc trong bối cảnh Covid-19 và một số khuyến nghị

Đề cập đến nợ công của Trung Quốc và một số khuyến nghị đối với Việt Nam.

46355Nợ công của Việt Nam : thực trạng, quản lý và giải pháp ổn định

Bài viết nêu thực trạng nợ công của Việt Nam, tình hình thực hiện quản lý nợ công trong những năm qua. Từ đó, đưa ra một số giải pháp ổn định và quản lý hiệu quả nợ công ở Việt Nam

46356Nợ công của Việt Nam áp lực gia tăng và gia pháp cần có

Đề cập đến tình hình nợ công cúa Việt Nam ngày càng tăng so với các số liệu đã được thống kê. Để nợ công thực sự an toàn, tránh lặp lại những bài học đắt giá từ cuộc khủng hoảng nợ công đang đè nặng ngay cả nhiều nước phát triển nhất trên thế giới, Việt Nam đưa ra một số giải pháp.

46357Nợ công của Việt Nam: Dự báo những rủi ro và giải pháp phòng ngừa

Đề cập đến những thách thức trong quản lý nợ công và gợi ý một số giải pháp về chính sách nhằm vượt qua khó khan, quản lý nợ công an toàn và bền vững tại Việt Nam.

46358Nợ công và rủi ro tài chính của Lào

Khái quát tình hình kinh tế - tài chính của Lào, đặc biệt tập trung phân tích vấn đề nợ công và khả năng Lào rơi vào “bẫy nợ”. Đồng thời đưa ra một số gợi ý chính sách và giải pháp ứng phó.

46359Nợ công và tăng trưởng kinh tế : vai trò của thể chế

Nghiên cứu phân tích tác động của nợ công đối với tăng trưởng kinh tế và vai trò của chất lượng thể chế. Sử dụng dữ liệu trong giai đoạn 2002 – 2020 của các quốc gia ASEAN-5, với ước lượng bình phương nhỏ nhất tổng quát khả thi (FGLS) và kiểm định tính vững với ước lượng GMM hệ thống (SGMM), kết quả chỉ ra rằng, trong khi nợ công gia tăng có tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế, tác động này sẽ giảm khi chất lượng thể chế tăng. Hơn nữa, nghiên cứu chỉ ra rằng có một mức độ chất lượng thể chế mà trên đó độ co giãn của tăng trưởng kinh tế đối với nợ công trở nên ít tiêu cực hơn. Một số hàm ý chính sách quan trọng được đưa ra gồm chính phủ cần kiểm soát tốt tham nhũng và cải thiện chất lượng hoạch định chính sách sẽ loại bỏ một số đặc điểm kém hiệu quả của các chính phủ ở cấp địa phương và quốc gia và tạo điều kiện cho tác động tích cực của nợ đối với tăng trưởng.

46360Nợ công Việt Nam có thực sự đang ở mức an toàn?

Bài nghiên cứu này dựa trên mô hình Cây nhị phân của Manasse và Roubini (2005) và khung nợ bền vững (DSF) của Ngân hàng thế giới (WB) và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) (2012) để đánh giá tính an toàn, bền vững của nợ công Việt Nam, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao tính an toàn của nợ công Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy: trong ngắn hạn, Việt Nam khó xảy ra khủng hoảng nợ công do các chỉ số phân tích đều thỏa mãn điều kiện an toàn nợ công của mô hình Cây nhị phân. Tuy nhiên, đánh giá các mức nợ công này theo DSF của IMF và WB (2012) thì nợ công Việt Nam hiện nay có độ rủi ro cao, thiếu bền vững khi có đến 2 chỉ số vượt ngưỡng cảnh báo của DSF (2012).